tuyen sinh

Hướng dẫn thực hiện nội dung thi Năng khiếu không trực tiếp ngành GDMN đối với thí sinh đăng ký xét tuyển đợt 1 – tháng 7/2021

HƯỚNG DẪN

Thực hiện nội dung thi Năng khiếu không trực tiếp
kỳ thi tuyển sinh cao đẳng – chính quy, ngành Giáo dục mầm non

đối với thí sinh đăng ký xét tuyển đợt 1 – tháng 7/2021

  1. Nội dung các môn Năng khiếu
  • Môn Năng khiếu 1 (NK1) (Kể chuyện – Đọc diễn cảm): 10 điểm

Thí sinh tự chọn 01 trong 20 đề trong danh sách đề thi Nhà trường cung cấp trên http://tuyensinh.cdsptw–tphcm.vn

Các bước thực hiện:

-         Bước 1: Thí sinh giới thiệu số báo danh, số đề thi đã lựa chọn.

-         Bước 2: Thí sinh đọc diễn cảm bài thơ, kể diễn cảm câu chuyện có trong đề thi đã chọn.

          Lưu ý: Mỗi đề thi gồm 02 câu (Câu 1: Đọc diễn cảm bài thơ; Câu 2: Kể diễn cảm câu chuyện), thí sinh phải thực hiện hết 02 câu trong đề thi yêu cầu. Khi đọc, thí sinh cần lưu ý vào ba yếu tố: Phát âm (chính xác, không ngọng, không đớt, không lắp, không cà lăm), chất giọng (tự nhiên, ấm áp, truyền cảm), diễn cảm (biết ngắt nhịp, nhấn vần đối với thơ; biết điều chỉnh tốc độ, cường độ, ngữ điệu giọng phù hợp với nhân vật của câu chuyện).

          (Tham khảo video clip hướng dẫn trên website: http://tuyensinh.cdsptw–tphcm.vn)

  • Môn Năng khiếu 2 (NK2) (Hát – Nhạc): 10 điểm

Các bước thực hiện:

-         Bước 1: Thí sinh giới thiệu số báo danh.

-         Bước 2: Thí sinh dự thi gồm hai phần thi như sau:

  • Phần bắt buộc (gồm 02 câu)

Câu 1: Thí sinh hát một bài tự chọn (không có nhạc đệm).

Lưu ý:

- Thí sinh chỉ được chọn các bài hát trong danh mục cho phép của Bộ VHTT&DL.

- Thí sinh không hát các bài hát thuộc thể loại tuồng, chèo, cải lương.

- Thí sinh chỉ hát 1 lần trọn vẹn bài hát.

Câu 2: Thí sinh vận động theo nhạc (múa) một bài tự chọn.

Lưu ý:

-  Thí sinh nên chọn bài nhạc thiếu nhi.

-   Thí sinh thực hiện các động tác phù hợp với nội dung, nhịp điệu, cảm xúc của nhân vật… trong một bài nhạc tự chọn, đồng thời thực hiện các vận động trên cơ thể một cách hòa quyện, uyển chuyển, nhịp nhàng trên nền nhạc.

  • Phần không bắt buộc (Thí sinh được cộng tối đa 1,0 điểm)

Thí sinh đàn một bài tự chọn trên nhạc cụOrgan hoặc Guitar (thí sinh phải tự chuẩn bị nhạc cụ để dự thi).

Yêu cầu: Thí sinh phải biểu diễn trọn vẹn một tác phẩm thì mới được cộng thêm điểm năng khiếu (Thí sinh mới học đàn chưa nhuần nhuyễn, biểu diễn chưa thuần thục không nên đăng ký biểu diễn).

(Tham khảo video clip hướng dẫn trên website: http://http://tuyensinh.cdsptw–tphcm.vn).

2. Yêu cầu và cách thức thực hiện bài thi

-      Thí sinh thực hiện từng nội dung thi Năng khiếu và quay video clip cho mỗi môn thi (NK1, NK2).

-      Thời gian tối đa cho mỗi môn thi Năng khiếu không quá 05 phút.

-      Khi quay video clip, thí sinh cần quay rõ mặt, rõ hình, rõ tiếng; địa điểm quay phải được thực hiện ở nơi có không gian yên tĩnh, phù hợp; trang phục cho mỗi phần thi phải nghiêm túc, lịch sự phù hợp với nội dung trình bày.

-      Thí sinh phải tự thực hiện bài thi Năng khiếu, tuyệt đối không nhờ người khác thi thay.

3.     Cách thức sao lưu file và nộp bài thi:

-         Bài thi phải được lưu file dưới định dạng mp4 hoặc avi.

-      Cách đặt tên video clip như sau:

+ Đối với môn Năng khiếu 1: SBD_Hovaten_NK1

Ví dụ: CM3.0123_NguyenThiLan_NK1

+ Đối với môn Năng khiếu 2: SBD_Hovaten_NK2

Ví dụ: CM3.0123_NguyenThiLan_NK2

-      Nộp bài tại: http://tuyensinh.cdsptw–tphcm.vn

-      Thời hạn nhận file, video clip thi Năng Khiếu: Từ 08h00 ngày 19/07/2021 đến trước 17h30 ngày 25/07/2021

Lưu ý: Mỗi thí sinh chỉ gửi bài thi 1 lần.

 4. Thông tin liên hệ

Mọi thông tin chi tiết liên hệ: Phòng Đào tạo, Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương thành phố Hồ Chí Minh, 182 Nguyễn Chí Thanh, Phường 2, Quận 10, TP.HCM. Điện thoại: 0908787600 - 028.38.303.590 – 028.38.390.606.

Trân trọng./.